scroll top
Hãy cùng so sánh giữa những cái ĐƯỢC & MẤT khi đi Nhật làm việc nếu bạn đang băn khoăn về sự lựa chọn của mình. Hy vọng bạn sẽ có được đáp án thỏa đáng cho chính mình!
Tìm kiếm công việc

Nhật Bản hiện có hơn 3,8 triệu công ty hoạt động. Trong đó hơn 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng có bề dày lịch sử lâu đời.

Số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố vào tháng 6/2018 cho biết, tỷ lệ việc làm sẵn có cần tuyển dụng là 1,63. Điều này có nghĩa là cứ 163 vị trí cần tuyển dụng thì có 100 người Nhật tìm việc. Nhật Bản đang thiếu hụt trầm trọng lao động làm việc.

Cơ hội việc làm đang rộng mở cho các thực tập sinh đến Nhật làm việc.

Việt Nam hiện có hơn 700.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, trong đó đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và có quá trình hoạt động còn non trẻ.

Mỗi năm tại Việt Nam có gần 300.000 sinh viên ra trường. Theo số liệu do Tổng cục Thống kê phối hợp Bộ LĐ-TB-XH công bố vào quý 2 năm 2018, cả nước có 1.061.500 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, trong đó có gần 126.000 lao động thất nghiệp có trình độ đại học và sau đại học.

Cơ hội có việc làm của lao động trong nước là một vấn đề lớn.

Mức lương

Thời gian làm việc: 8h/ngày, 5 ngày/tuần.
Mức lương cơ bản của thực tập sinh làm việc tại Nhật là từ 25 - 32 triệu đồng/tháng. Nếu tăng ca, thực tập sinh có thể đạt mức thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên còn phải xét dựa trên mức sống cao ở Nhật, nhưng nếu chi tiêu hợp lý thì vẫn có thể dành dụm được 1 số tiền đáng kể sau khi về nước.

Thời gian làm việc: 8h/ngày, 5 ngày/tuần.
Mức lương cho vị trí nhân viên, công nhân làm việc tại các công ty, xí nghiệp hoặc nông nghiệp tại Việt Nam sẽ dao động từ 4 - 8 triệu đồng/tháng.

Điều kiện sinh sống & làm việc

Thực tập sinh sẽ được miễn phí hoặc hỗ trợ chỗ ở, các thiết bị sinh hoạt dân dụng và phương tiện đi làm việc…Thực tập sinh sẽ được và phải đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật Nhật Bản.

Đa phần người lao động sẽ phải tự túc về chỗ ở, ăn, phương tiện đi làm việc… Người lao động có thể được hoặc không được đóng bảo hiểm trong thời gian làm việc.

Tích lũy

Thực tập sinh có thể tiết kiệm được từ 500 ~ 800 triệu đồng sau 3 năm - 5 năm làm việc tại Nhật.

Ngoài ra khi trở về nước, Thực tập sinh sẽ được nhận lại tiền thuế thu nhập mà họ đã đóng trong thời gian làm việc tại Nhật. Số tiền nhận lại sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập mà họ đã đóng tại Nhật, thường dao động từ 60 - 100 triệu/3 năm làm việc.

Mặc dù chi phí sinh hoạt, ăn ở tại Việt Nam không đắt đỏ nhưng với mức thu nhập hạn chế và nhiều khoản chi tiêu cho sinh hoạt, ăn ở, cưới hỏi… thì số tiền người lao động có thể tích lũy được sau 3 năm chỉ đạt khoảng 36 – 99 triệu đồng.

Tình cảm & cảm xúc

Sống xa nhà, xa người thân yêu. Bạn có thể sẽ chạnh lòng những ngày ốm đau, lễ tết hoặc sẽ không có nhiều thời gian sẻ chia với gia đình…

Đi Nhật có thể sẽ khó khăn cho những người còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và trải đời.

Cái mất đi có thể là sự hồn nhiên, vô tư của tuổi thanh xuân. Sang Nhật đi làm, quay cuồng trong gánh nặng cơm áo gạo tiền, công việc, cuộc sống mới, giao tiếp với người lạ… bạn sẽ thấy mình trở thành một người tính toán và già đời hơn.

Đổi lại, xa gia đình đồng nghĩa với việc bạn phải học cách chăm sóc bản thân, sự tự lập.

Bạn không những hiểu được nỗi vất vả mà còn hiểu được giá trị lao động, giá trị của đồng tiền, biết cách chi tiêu hợp lý hơn so với lúc ở nhà được bố mẹ chu cấp.

Đi Nhật cũng sẽ là cách giúp bạn phải chấp nhận và vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu đã định sẵn. Phải học được cách vượt qua áp lực, từ đó chín chắn hơn trong suy nghĩ, trưởng thành hơn trong cuộc sống và định hướng công việc phù hợp trong tương lai.

Sống gần gia đình, người thân, bạn bè… Được gia đình bảo bọc, chăm lo hoặc hỗ trợ khi gặp khó khăn về mặt tài chính, cuộc sống hoặc những phút yếu lòng cần người sẻ chia…

Môi trường, thái độ với công việc

Làm việc với tác phong công nghiệp, đúng giờ và tuân thủ mọi quy định của công ty đề ra.

Họ cũng có văn hóa xem nơi làm việc sẽ là nơi họ gắn bó suốt cả cuộc đời. Vì vậy họ sẽ nỗ lực hết khả năng của mình để cống hiến cho công ty, cho khách hàng và mong nhận lại sự tôn trọng.

Nếu bạn có suy nghĩ sang Nhật làm việc nhàn hạ mà lương cao thì sẽ rất khó để hòa nhập với công việc và có được 3 năm làm việc suôn sẻ tại Nhật Bản.

Sang Nhật làm việc sẽ vất vả. Bù lại bạn sẽ nhận lại xứng đáng với công sức bỏ ra. Vì vậy, việc chuẩn bị tinh thần và tìm hiểu kỹ về đặc thù công việc và môi trường làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định đi Nhật làm việc.

Ở Việt Nam, bạn có thể “dễ” trong việc đi làm, làm việc, xin nghỉ phép thậm chí nghỉ việc theo cảm xúc và nhu cầu cá nhân nếu phải đổi mặt với khó khăn, thử thách trong công việc hoặc với cấp trên.

Bạn có thể đem theo cái tâm trạng của bản thân đến chỗ làm: vui thì làm nhiều, làm hăng say, còn buồn thì làm qua loa, làm rề rà cho hết ngày, làm ăn theo sản phẩm…

Ở đâu đó vẫn sẽ có sự “cào bằng” trong việc đánh giá năng lực và chế độ dành cho nhân viên…

Cơ hội nghề nghiệp tương lai

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp liên doanh Việt - Nhật ưu tiên tuyển chọn những người đã từng làm việc tại Nhật Bản với một mức lương khá hấp dẫn. 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Nhật sẽ trở thành một điểm nhấn ấn tượng khi bạn về nước và đi xin việc trong các công ty này.

Sống ở một quốc gia phát triển và nền văn hóa đặc sắc, thực tập sinh sẽ có những sự thay đổi tích cực về lối sống và tư duy: trở nên kỷ luật hơn, năng suất hơn, nâng cao tay nghề do được tiếp cận với các thiết bị sản xuất hiện đại, giàu kinh nghiệm hơn trong công việc, rèn luyện về tác phong làm việc, biết cách tiết kiệm và có lối sống lành mạnh…

Với những nền tảng này sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm sau khi về nước cho các thực tập sinh: khởi nghiệp làm chủ, xin việc trong công ty Nhật tại Việt Nam, làm giáo viên dạy tiếng Nhật hoặc nhân viên thông dịch, khai thác khách hàng…

Ít nhất, bạn sẽ không phải nằm trong “vòng xoáy” kiếm tiền, không có nhiều tích lũy hoặc lo lắng về tương lai như trước khi đi Nhật.

Đa phần, chỉ với 3 năm làm việc trong một công ty, người lao động khó có nhiều bứt phá khi làm việc trong công ty đó hoặc chuyển việc đến một công ty khác về chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm, ngoại ngữ, tích lũy…

Tìm kiếm công việc

Nhật Bản hiện có hơn 3,8 triệu công ty hoạt động. Trong đó hơn 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng có bề dày lịch sử lâu đời.

Số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố vào tháng 6/2018 cho biết, tỷ lệ việc làm sẵn có cần tuyển dụng là 1,63. Điều này có nghĩa là cứ 163 vị trí cần tuyển dụng thì có 100 người Nhật tìm việc. Nhật Bản đang thiếu hụt trầm trọng lao động làm việc.

Cơ hội việc làm đang rộng mở cho các thực tập sinh đến Nhật làm việc.

Mức lương

Thời gian làm việc: 8h/ngày, 5 ngày/tuần.
Mức lương cơ bản của thực tập sinh làm việc tại Nhật là từ 25 - 32 triệu đồng/tháng. Nếu tăng ca, thực tập sinh có thể đạt mức thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên còn phải xét dựa trên mức sống cao ở Nhật, nhưng nếu chi tiêu hợp lý thì vẫn có thể dành dụm được 1 số tiền đáng kể sau khi về nước.

Điều kiện sinh sống & làm việc

Thực tập sinh sẽ được miễn phí hoặc hỗ trợ chỗ ở, các thiết bị sinh hoạt dân dụng và phương tiện đi làm việc…Thực tập sinh sẽ được và phải đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật Nhật Bản.

Tích lũy

Thực tập sinh có thể tiết kiệm được từ 500 ~ 800 triệu đồng sau 3 năm - 5 năm làm việc tại Nhật.

Ngoài ra khi trở về nước, Thực tập sinh sẽ được nhận lại tiền thuế thu nhập mà họ đã đóng trong thời gian làm việc tại Nhật. Số tiền nhận lại sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập mà họ đã đóng tại Nhật, thường dao động từ 60 - 100 triệu/3 năm làm việc.

Tình cảm & cảm xúc

Sống xa nhà, xa người thân yêu. Bạn có thể sẽ chạnh lòng những ngày ốm đau, lễ tết hoặc sẽ không có nhiều thời gian sẻ chia với gia đình…

Đi Nhật có thể sẽ khó khăn cho những người còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và trải đời.

Cái mất đi có thể là sự hồn nhiên, vô tư của tuổi thanh xuân. Sang Nhật đi làm, quay cuồng trong gánh nặng cơm áo gạo tiền, công việc, cuộc sống mới, giao tiếp với người lạ… bạn sẽ thấy mình trở thành một người tính toán và già đời hơn.

Đổi lại, xa gia đình đồng nghĩa với việc bạn phải học cách chăm sóc bản thân, sự tự lập.

Bạn không những hiểu được nỗi vất vả mà còn hiểu được giá trị lao động, giá trị của đồng tiền, biết cách chi tiêu hợp lý hơn so với lúc ở nhà được bố mẹ chu cấp.

Đi Nhật cũng sẽ là cách giúp bạn phải chấp nhận và vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu đã định sẵn. Phải học được cách vượt qua áp lực, từ đó chín chắn hơn trong suy nghĩ, trưởng thành hơn trong cuộc sống và định hướng công việc phù hợp trong tương lai.

Môi trường, thái độ với công việc

Làm việc với tác phong công nghiệp, đúng giờ và tuân thủ mọi quy định của công ty đề ra.

Họ cũng có văn hóa xem nơi làm việc sẽ là nơi họ gắn bó suốt cả cuộc đời. Vì vậy họ sẽ nỗ lực hết khả năng của mình để cống hiến cho công ty, cho khách hàng và mong nhận lại sự tôn trọng.

Nếu bạn có suy nghĩ sang Nhật làm việc nhàn hạ mà lương cao thì sẽ rất khó để hòa nhập với công việc và có được 3 năm làm việc suôn sẻ tại Nhật Bản.

Sang Nhật làm việc sẽ vất vả. Bù lại bạn sẽ nhận lại xứng đáng với công sức bỏ ra. Vì vậy, việc chuẩn bị tinh thần và tìm hiểu kỹ về đặc thù công việc và môi trường làm việc đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định đi Nhật làm việc.

Cơ hội nghề nghiệp tương lai

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp liên doanh Việt - Nhật ưu tiên tuyển chọn những người đã từng làm việc tại Nhật Bản với một mức lương khá hấp dẫn. 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Nhật sẽ trở thành một điểm nhấn ấn tượng khi bạn về nước và đi xin việc trong các công ty này.

Sống ở một quốc gia phát triển và nền văn hóa đặc sắc, thực tập sinh sẽ có những sự thay đổi tích cực về lối sống và tư duy: trở nên kỷ luật hơn, năng suất hơn, nâng cao tay nghề do được tiếp cận với các thiết bị sản xuất hiện đại, giàu kinh nghiệm hơn trong công việc, rèn luyện về tác phong làm việc, biết cách tiết kiệm và có lối sống lành mạnh…

Với những nền tảng này sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm sau khi về nước cho các thực tập sinh: khởi nghiệp làm chủ, xin việc trong công ty Nhật tại Việt Nam, làm giáo viên dạy tiếng Nhật hoặc nhân viên thông dịch, khai thác khách hàng…

Ít nhất, bạn sẽ không phải nằm trong “vòng xoáy” kiếm tiền, không có nhiều tích lũy hoặc lo lắng về tương lai như trước khi đi Nhật.

Tìm kiếm công việc

Việt Nam hiện có hơn 700.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, trong đó đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và có quá trình hoạt động còn non trẻ.

Mỗi năm tại Việt Nam có gần 300.000 sinh viên ra trường. Theo số liệu do Tổng cục Thống kê phối hợp Bộ LĐ-TB-XH công bố vào quý 2 năm 2018, cả nước có 1.061.500 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, trong đó có gần 126.000 lao động thất nghiệp có trình độ đại học và sau đại học.

Cơ hội có việc làm của lao động trong nước là một vấn đề lớn.

Mức lương

Thời gian làm việc: 8h/ngày, 5 ngày/tuần.
Mức lương cho vị trí nhân viên, công nhân làm việc tại các công ty, xí nghiệp hoặc nông nghiệp tại Việt Nam sẽ dao động từ 4 - 8 triệu đồng/tháng.

Điều kiện sinh sống & làm việc

Đa phần người lao động sẽ phải tự túc về chỗ ở, ăn, phương tiện đi làm việc… Người lao động có thể được hoặc không được đóng bảo hiểm trong thời gian làm việc.

Tích lũy

Mặc dù chi phí sinh hoạt, ăn ở tại Việt Nam không đắt đỏ nhưng với mức thu nhập hạn chế và nhiều khoản chi tiêu cho sinh hoạt, ăn ở, cưới hỏi… thì số tiền người lao động có thể tích lũy được sau 3 năm chỉ đạt khoảng 36 – 99 triệu đồng.

Tình cảm & cảm xúc

Sống gần gia đình, người thân, bạn bè… Được gia đình bảo bọc, chăm lo hoặc hỗ trợ khi gặp khó khăn về mặt tài chính, cuộc sống hoặc những phút yếu lòng cần người sẻ chia…

Môi trường, thái độ với công việc

Ở Việt Nam, bạn có thể “dễ” trong việc đi làm, làm việc, xin nghỉ phép thậm chí nghỉ việc theo cảm xúc và nhu cầu cá nhân nếu phải đổi mặt với khó khăn, thử thách trong công việc hoặc với cấp trên.

Bạn có thể đem theo cái tâm trạng của bản thân đến chỗ làm: vui thì làm nhiều, làm hăng say, còn buồn thì làm qua loa, làm rề rà cho hết ngày, làm ăn theo sản phẩm…

Ở đâu đó vẫn sẽ có sự “cào bằng” trong việc đánh giá năng lực và chế độ dành cho nhân viên…

Cơ hội nghề nghiệp tương lai

Đa phần, chỉ với 3 năm làm việc trong một công ty, người lao động khó có nhiều bứt phá khi làm việc trong công ty đó hoặc chuyển việc đến một công ty khác về chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm, ngoại ngữ, tích lũy…

Nhật Bản không phải là thiên đường để bạn đến hưởng thụ mà là nơi để bạn học cách trưởng thành và chuẩn bị để trở thành người trưởng thành khi trở về Việt Nam.
Nếu bạn sang Nhật chỉ làm việc theo giờ quy định (8h/ngày, 5 ngày/tuần), thời gian còn lại bạn dành để tụ tập đi chơi, đi mua sắm, hẹn hò yêu đương, nhậu nhẹt, chơi game, cờ bạc,… thì chắc chắn bạn sẽ mất hết. Mất cả tiền, cả tình, cả sức khỏe, cả sự tự tin, cả sự tôn trọng và cả thanh xuân.
Nhật Bản không cho không bạn điều gì. Sang Nhật, bạn có cơ hội kiếm tiền, bạn có tiền, họ trả lương cao cho bạn thì bạn cũng phải đem đến cho họ lợi ích cao nhất có thể.
Sang Nhật, bạn có môi trường để học hỏi và trưởng thành thì cũng đồng nghĩa bạn phải đánh đổi vài năm tuổi trẻ xa nhà và vất vả.
Đây chính là cuộc sống. Mà cuộc sống đôi khi chính là càng mất nhiều thì càng được nhiều hơn. Và những cái được từ những mất mát sẽ luôn bên mình, trở thành giá trị của riêng mình.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản cho bạn rất nhiều thứ ngoài tiền. Cái bạn mất đầu tiên có thể là mất tiền. Bạn phải bỏ ra một số tiền vài chục triệu để được sang Nhật làm việc. Nhưng sau cái mất ban đầu đó bạn có thể sẽ có được rất nhiều thứ như đã nói ở trên. Để rồi 10 năm, 20 năm, 30 năm hay 40 năm sau, bạn có thể không phải bỏ một đồng nào ra để xin việc, bạn có thể tự kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình, bằng những gì đã học và đã tích lũy được trong 3 năm ở Nhật…
Mục tiêu lớn của xuất khẩu lao động là giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực khi trở về nước có thêm tay nghề. Nếu đi Nhật chỉ đơn thuần là kiếm tiền thì sẽ rất lãng phí 3 năm đi Nhật và lãng phí nguồn lực hậu xuất khẩu lao động. Nếu đi Nhật chỉ đơn thuần là kiếm tiền mà không đầu tư cho việc bổ túc khả năng ngoại ngữ, kỷ luật làm việc trong môi trường quốc tế và đặc biệt là rèn luyện và nâng cao tay nghề thì chính các bạn sẽ là người gặp khó khăn trở ngại khi về nước. Bạn không thể dùng cái “mác” đi làm việc tại Nhật trở về để yêu cầu mức lương cao hơn so với mức trung bình mà doanh nghiệp có thể trả. Và nếu có thì doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam sẽ khó mà ưu tiên tuyển dụng thực tập sinh khi về nước.
Nhìn chung, đã đi làm việc thì dù ở đâu thì cũng có sự khó khăn và vất vả riêng của công việc. Ngay cả khi bạn làm việc ở Việt Nam, bạn cũng có lúc gặp khó khăn, phải tìm cách để vượt qua những khó khăn đó và phải biết cố gắng cộng với nỗ lực trong công việc.
Chọn đi Nhật tức là chọn đi ra nước ngoài thì lại càng phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn. Cách tốt nhất là bạn nên xác định được mục tiêu dài hạn khi tham gia chương trình và chuẩn bị kỹ kế hoạch học tập, làm việc của bản thân. Đừng sang Nhật theo trào lưu mà nên:
- Có một mục tiêu rõ ràng trước khi tham gia chương trình.
- Chuẩn bị tốt hơn cho việc đi xuất khẩu lao động bằng một kế hoạch dài hạn.
- Chủ động chia sẻ nguyện vọng của bản thân và những kỹ năng mong muốn được học hỏi với nơi bạn làm việc.
- Chịu khó tích lũy kỹ năng, học thêm các tri thức, kỹ năng xã hội để nâng cao hiệu quả của quá trình học tập và làm việc tại Nhật.
Chúc các bạn sẽ ĐƯỢC thật nhiều với quyết định đi Nhật làm việc nhé!