scroll top
Chính phủ Nhật Bản dự định viện trợ vắc xin cho Việt Nam
14/06/2021
2121
Về việc cung cấp vắc xin COVID-19 cho các nước khác, vào ngày 5/5, Chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ cung cấp vắc xin cho Việt Nam. Đây là đợt viện trợ vắc xin thứ 2 của Nhật Bản sau lần viện trợ cho Đài Loan, quốc gia đã được Nhật Bản viện trợ 1,24 triệu liều vắc xin miễn phí vào ngày 4.

Nguồn ảnh: Adobe Stock

Mặc dù ở Việt Nam số ca nhiễm mới tương đối thấp, nhưng từ cuối tháng 4 năm nay, cơn sóng dịch bệnh đã ập đến lần thứ 4 với trên dưới 200 ca nhiễm mới được xác nhận mỗi ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân đã được tiêm vắc xin ít nhất một lần (tiêm vắc xin lần thứ nhất) chỉ hơn 1% tính đến thời điểm ngày 3, đây là tỉ lệ thấp nhất trong 10 nước ASEAN. (Theo khảo sát của Đại học Oxford, Anh)

Cho đến nay, các loại vắc xin được Chính phủ Việt Nam cho phép sử dụng khẩn cấp là vắc xin của AstraZeneca (Anh) và Sputnik V (Nga). Tuy nhiên, trước tình trạng tiến độ tiêm chủng chậm, nên ngày 4/4, Chính phủ Việt Nam đã thông báo chấp thuận sử dụng khẩn cấp vắc xin của Shino Farm, là Công ty Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc. Việt Nam là quốc gia ASEAN duy nhất thể hiện lập trường thận trọng đối với vắc xin từ Trung Quốc và không tiếp nhận vắc xin này, nhưng có thể thấy rằng Việt Nam đã chấp nhận do nhu cầu bảo đảm vắc xin trở nên cấp bách khi dịch COVID-19 lây lan rộng.

Thêm nữa, Bộ Y tế Việt Nam đã công bố kế hoạch 70% dân số sẽ được tiêm vắc xin trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam thông báo sẽ huy động 150 triệu liều vắc xin trong năm nay và đang nỗ lực hợp tác với chính phủ các nước và các công ty dược phẩm. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang nghiên cứu phát triển vắc xin trong nước, các công ty như công ty Nanogen, Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC: thuộc Bộ Y tế), Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), và Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (Polyvac) đang tiến hành nghiên cứu phát triển vắc xin.

Trước tình hình đó, Chính phủ Nhật Bản đã cho rằng: ở Việt Nam dù dịch COVID-19 đang lan rộng nhưng việc huy động nguồn cung vắc xin bị chậm trễ, nên việc Nhật Bản hỗ trợ cung cấp vắc xin cho Việt Nam là cần thiết. Loại vắc xin do chính phủ Nhật Bản viện trợ được cho là do công ty AstraZeneca (Anh) sản xuất, cùng loại vắc xin viện trợ cho Đài Loan. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang xem xét hỗ trợ vắc xin cho các nước Thái Bình Dương, các nước Đông Nam Á và các nước Trung Đông.

Các bạn Thực tập sinh thân mến

Dịch COVID-19 là vấn đề mà ở thời điểm hiện tại, không một quốc gia nào có thể đơn phương giải quyết. Đã đến lúc tất cả mọi người trên toàn thế giới, không phân biệt quốc tịch, tôn giáo hay sắc tộc, cùng nhau chung tay hợp tác đẩy lùi dịch bệnh. Bằng sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau giống như Nhật Bản thực hiện viện trợ cung cấp vắc xin cho Đài Loan và Việt Nam, tình hình dịch bệnh hiện tại của mỗi quốc sẽ dần được cải thiện. ESUHAI hy vọng đây sẽ là bước ngoặt hướng đến việc chấm dứt dịch COVID-19 trên toàn thế giới.

Và trên hết, từ tận đáy lòng ESUHAI mong rằng sự viện trợ vắc xin của Nhật Bản sẽ mang lại cho gia đình và bạn bè của các bạn ở Việt Nam cơ hội được tiêm chủng vắc xin. Và cuối cùng, mong rằng việc tiêm chủng vắc xin cho công dân bình thường ở Nhật Bản, bao gồm tất cả các bạn Thực tập sinh của ESUHAI, cũng nhanh chóng được triển khai sớm.

Nguồn:

  • NHK “Xem xét viện trợ cung cấp vắc xin cho Chính phủ Việt Nam vận chuyển trong tháng 6”
    https://www3.nhk.or.jp/...html(Tham khảo vào ngày 7/6/2021)
  • Kyodo News “Chính phủ Nhật viện trợ cung cấp vắc xin cho Việt Nam Hợp tác quốc tế sau Đài Loan”
    https://nordot.app/...html(Tham khảo vào ngày 7/6/2021)
  • VIETJO “Việt Nam: Tiêm vắc xin COVDI - 19 cho 70% dân số trong năm 2021”
    https://www.viet-jo.com/...html(Tham khảo vào ngày 7/6/2021)
  • Báo Kinh tế Nhật Bản “Chính phủ Nhật Viện trợ cung cấp vắc xin cho Việt Nam” 
    https://www.nikkei.com/...html(Tham khảo vào ngày 7/6/2021)
NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này

Tin mới