scroll top
Tin này thuộc chuyên mục: Tin tức & Sự kiện
Cơ hội cho người trẻ Việt Nam: làm giàu từ ngành Nông nghiệp
06/02/2025
411
Việt Nam có nền nông nghiệp phát triển nhưng vẫn gặp nhiều thách thức về công nghệ và đầu ra sản phẩm. Ngành trồng nấm là lĩnh vực tiềm năng, mang lại thu nhập ổn định và phát triển bền vững. Nhật Bản với nền nông nghiệp công nghệ cao đang mở rộng nhu cầu lao động, tạo cơ hội cho người trẻ Việt Nam học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và phát triển sự nghiệp sau khi về nước. Bài viết phân tích thực trạng nông nghiệp Việt Nam, lợi thế làm việc tại Nhật Bản, cùng tìm hiểu nhé!

1. Thực trạng nông nghiệp tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2023, ngành nông nghiệp Việt Nam đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 53,01 tỷ USD, đóng góp 12,07 tỷ USD vào thặng dư thương mại, tăng 43,7% so với năm trước. Trong giai đoạn 2010-2022, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha/năm lên 106,4 triệu đồng/ha/năm, gần gấp đôi sau 12 năm (theo VNEconomy). Dù đạt được nhiều kết quả khả quan, ngành vẫn đối diện với các thách thức như tác động của biến đổi khí hậu, trình độ công nghệ kỹ thuật còn hạn chế, thiếu hụt lao động có kinh nghiệm và năng suất lao động chưa cao.

Đối với ngành Trồng nấm: Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thì ngành trồng nấm chiếm khoảng 3,5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, Việt Nam sản xuất khoảng 250.000 tấn nấm mỗi năm, với các loại nấm chủ lực như nấm rơm, mộc nhĩ, nấm bào ngư, nấm linh chi, nấm hương. Tổng diện tích trồng nấm đạt khoảng 10.000 ha, tuy nhiên năng suất vẫn còn thấp do công nghệ trồng trọt chưa phát triển đồng bộ, đặc biệt là trong khâu bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Trong giai đoạn 2010-2022, diện tích trồng nấm chỉ tăng 15%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của ngành trồng trọt (IASVN).

2. Sự phát triển trong ngành Nông nghiệp tại Việt Nam

Bộ Nông nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 65 tỷ USD, với tăng trưởng GDP nông nghiệp duy trì ở mức 3,3% - 3,4% mỗi năm. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất bền vững, chuyển đổi mô hình canh tác sang nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều doanh nghiệp nông nghiệp lớn đã đầu tư vào ứng dụng công nghệ 4.0, giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất cây trồng (theo VTV).

Đối với các thực phẩm từ nấm: Theo thống kê, nấm ăn và nấm dược liệu có giá trị xuất khẩu tiềm năng lên đến 500 triệu USD/năm. Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống nhà màng, công nghệ điều khiển môi trường tự động, giúp nâng cao năng suất lên 20-30% so với phương pháp trồng truyền thống. Từ năm 2020, diện tích trồng nấm hữu cơ tại Việt Nam đã tăng từ 2.000 ha lên 3.500 ha, cho thấy xu hướng chuyển dịch sang sản xuất bền vững (theo Kho lạnh Bách Khoa).

Tại Việt Nam có rất nhiều gương thành công, thậm chí là làm giàu bằng nghề trồng và kinh doanh nấm, điển hình như:

  • Nguyễn Sư Dũng (Quảng Nam): Áp dụng công nghệ trồng nấm bào ngư tím khép kín, tăng năng suất 30% so với phương pháp truyền thống.
  • Phạm Lân Quang (Thanh Hóa): Thành công với mô hình trồng nấm sò, tạo thu nhập ổn định cho hơn 50 hộ dân địa phương.
  • Nguyễn Thị Châu Út (Ninh Thuận): Xây dựng trang trại nấm quy mô 250 m², cung cấp sản phẩm sạch cho thị trường trong nước và xuất khẩu (theo Tuổi Trẻ).

Điều này cho thấy, Nông nghiệp nói chung và Trồng nấm nói riêng là cơ hội rất lớn để người lao động "đổi đời", vươn lên làm giàu. Điều quan trọng là người lao động cần biết cách tìm tòi, khai thác và phát triển.

3. Cơ hội và thách thức khi tham gia thị trường lao đông tại Nhật Bản

Trong thập kỷ qua, nông nghiệp Nhật Bản đã trải qua nhiều biến đổi đáng kể, đặc biệt trong việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Dưới đây là một số số liệu cụ thể về sự phát triển trong các lĩnh vực khác nhau của ngành nông nghiệp Nhật Bản:

  • Tăng trưởng thị trường nông nghiệp thông minh: Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Yano, doanh thu từ công nghệ và thiết bị sản xuất nông nghiệp thông minh tại Nhật Bản đã tăng từ 15,87 tỷ Yên vào năm 2019 và dự kiến đạt 44,28 tỷ Yên vào năm 2025, tức tăng gần gấp ba lần trong vòng sáu năm. (theo kinhtenongthon.vn)
  • Đóng góp của nông nghiệp vào GDP và đầu tư: Mặc dù ngành nông nghiệp chỉ đóng góp 1,0% tổng GDP năm 2020 của Nhật Bản, với khoảng 2 triệu lao động trong lĩnh vực nông lâm ngư, thủy sản (chiếm 1,6% dân số), nhưng năm 2021, chính phủ Nhật Bản đã chi tới hơn 50 tỷ USD để hỗ trợ nền nông nghiệp phát triển. (theo nonghoc.vn)
  • Phát triển nông nghiệp hữu cơ và bền vững: Nhật Bản đặt mục tiêu tăng diện tích canh tác hữu cơ lên 1 triệu hecta, chiếm khoảng 25% tổng diện tích canh tác vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ đang thúc đẩy việc tạo ra các khu vực sản xuất theo phương pháp thuận thiên và hữu cơ trên khắp cả nước, với kế hoạch xây dựng 100 đô thị xanh vào năm 2025 và 200 đô thị xanh vào năm 2030. (theo thesaigontimes.vn)
  • Kim ngạch xuất khẩu nông sản: Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu tổng hợp của khối nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản đạt 912,1 tỷ Yên, tương đương 8,79 tỷ USD, đánh dấu kỷ lục sau 7 năm tăng trưởng liên tục. Nhật Bản có tham vọng nâng kim ngạch xuất khẩu nông sản lên 19,28 tỷ USD vào năm 2025 và 48,21 tỷ USD vào năm 2030. (theo kinhtenongthon.vn)
  • Ứng dụng công nghệ trong sản xuất: Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào hệ thống công nghệ như Profarm T-Cube, cho phép kiểm soát sinh trưởng của cây trồng trong mọi điều kiện thời tiết. Hệ thống robot với các thiết bị cảm biến giúp kiểm soát độ đường, khả năng bị gây hại và kích cỡ từng quả cà chua với sai số không đáng kể, giúp giảm thiểu thao tác vật lý, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất. (theo kinhtenongthon.vn)

Những số liệu trên cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ và những bước tiến đáng kể của Nhật Bản trong việc phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả. Tuy nhiên, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng do dân số ngày càng già hóa và tỷ lệ sinh giảm mạnh. Nhằm giải quyết bài toán nhân lực, chính phủ Nhật Bản đã mở rộng chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài, đặc biệt là từ Việt Nam. Các chương trình như thực tập sinh kỹ năng và lao động đặc định không chỉ giúp bổ sung nguồn nhân lực cho ngành Nông nghiệp, bao gồm Trồng trọt, Chăn nuôi và Chế biến nông sản, mà còn mở ra cơ hội để người lao động Việt Nam học hỏi công nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề và cải thiện thu nhập.

Làm việc tại Nhật Bản mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm với những thách thức:

  • Rào cản ngôn ngữ: Người lao động phải đạt trình độ tiếng Nhật tối thiểu N4 để giao tiếp cơ bản trong công việc.
  • Khác biệt văn hóa và tác phong làm việc: Nhật Bản có kỷ luật lao động khắt khe, yêu cầu độ chính xác và trách nhiệm cao.
  • Chi phí sinh hoạt khá cao: Mặc dù mức lương trung bình cao nhưng người lao động cần quản lý tài chính chặt chẽ để tiết kiệm hiệu quả.
  • Áp lực công việc: Việc trồng nấm yêu cầu sự tỉ mỉ, kiên trì và khả năng thích nghi với công nghệ sản xuất hiện đại.

Nhằm giúp lao động Việt Nam vượt qua những thách thức khi làm việc tại Nhật Bản, Esuhai cung cấp các chương trình hỗ trợ toàn diện:

  • Đào tạo tiếng Nhật chuyên sâu: Giúp học viên đạt trình độ N5-N4-N3 trước khi xuất cảnh.
  • Huấn luyện kỹ năng làm việc: Bao gồm tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động và cách thích nghi với môi trường sống tại Nhật Bản.
  • Hỗ trợ tài chính: Các chương trình vay vốn ưu đãi dành cho người lao động có nhu cầu sang Nhật Bản làm việc.
  • Hỗ trợ sau khi về nước: Thành viên của ESUHAI Group - Esuworks sẽ giới thiệu những công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn của bạn sau khi về nước. Hoặc bạn có thể chọn tiếp tục gia hạn 2 năm hoặc tham gia chương trình Kỹ năng đặc định 5 năm tại Nhật đối với chương trình Thực tập sinh 3 năm.

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng nấm công nghệ cao tại Nhật Bản và Việt Nam, đây là cơ hội cho lao động trẻ Việt Nam học hỏi, làm việc và mở rộng sự nghiệp trong lĩnh vực tiềm năng này. Việc sang Nhật làm việc không chỉ giúp tích lũy tài chính mà còn trang bị kinh nghiệm để phát triển mô hình trồng nấm hiện đại tại Việt Nam trong tương lai.

Tháng 2/2025, Esuhai mang đến cơ hội việc làm trong ngành Nông nghiệp nói chung và ngành Trồng nấm nói riêng với thu nhập lên đến gần 170.000 Yen/thang (~28 triệu đồng/tháng) chưa tính tăng ca. Liên hệ Esuhai qua hotline (028) 777 96 222để được tư vấn chi tiết cũng như chớp lấy cơ hội này nhé!

15 NỮ NHÂN VIÊN TRỒNG VÀ THU HOẠCH NẤM
- Lương cơ bản: 169.824 Yen/tháng, tương đương 28 triệu/tháng
- Nơi làm việc: Niigata

Ứng tuyển

2 NAM NHÂN VIÊN TRỒNG VÀ CANH TÁC RAU QUẢ
- Lương cơ bản: 175.300 Yen/tháng, tương đương 28,9triệu/tháng
- Nơi làm việc: Hokkaido

Ứng tuyển

NHẬP EMAIL CỦA BẠN VÀO ĐÂY ĐỂ NHẬN BẢN TIN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO, CÁC THÔNG TIN, KINH NGHIỆM SỐNG, VĂN HÓA NHẬT BẢN TỪ ESUHAI.
tin cùng chuyên mục
chia sẻ của bạn về tin này

Tin mới

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM